Ngày nay, các món đặc sản rừng đã không còn xa lạ gì với những người sành ăn. Cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của người dân cũng được nâng cao, việc tìm kiếm và thưởng thức những món ăn vừa độc vừa ngon được nhiều người chú ý. Đặc sản rừng Ba Vì là một trong những món ăn như thế. Những món đặc sản rừng thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, hương vị lại đặc biệt do các loại sinh vật này sinh sống trong môi trường phức tạp. Trước đây, việc tìm kiếm những món ăn đặc sản rừng rất khó khăn vì đa số những loài động vật đó đều thuộc diện nghiêm cấm khai thác. Thế nhưng những năm trở lại đây, khi công nghệ hiện đại việc tiếp cận và nuôi trồng các loại động vật rừng phổ biến thì những món đặc sản rừng cũng không khó kiếm như trước. Đặc sản rừng cũng góp phần làm cho văn hóa ẩm thực thêm phong phú.
Đặc sản lợn mán
Trong từ điển các món đặc sản rừng thì lợn mán chắc không còn xa lạ gì. Lợn mán hay còn gọi là lợn cắp nách hay heo rừng, được người tân tộc Mường nuôi nhiều ở các vùng đồi núi. Do đặc thù là địa hình đồi núi nên người đồng bào khi nuôi lợn này thường không phải làm chuồng mà thả rong cho lợn tự kiếm ăn.
Đặc điểm nhận dạng của lợn mán là chúng có lông cứng và nhọn như lông nhím, da dày và đen trùi trũi, chân gầy và cao. Vì không được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, mà đa phần chúng lớn lên từ thức ăn sẵn có trong tự nhiên như cỏ, rau nên thịt của lợn mán rất thơm và ngon, da dày nhưng lại rất mềm.
Lợn mán có lông cứng và nhọn nên khi chế biến trước hết phải dùng rơm để thui cho lông cháy hết. Sau khi đã làm sạch lông thì có thể chế biến thịt lơn mán theo những món ăn yêu thích. Nhưng ngon nhất là thịt lơn mán hấp, nướng, xào lăn, hoặc quay nguyên con.
Thịt lợn mán hấp hoặc nướng thường được ướp chung với sả băm nhuyễn. Món ăn này khi đã chế biến xong thường có mùi thơm của sả, hương thơm tự nhiên của miếng thịt lợn. Gắp một miếng cho vào miệng nhai sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của miếng thịt, mềm và thơm hơn hẳn thịt lợn thông thường. Thịt lợn mán có bán rất nhiều ở các quán ăn, nhà hàng chuyên đặc sản rừng.
Đặc sản dê núi
Có thể nói khi nhắc đến đặc sản rừng thì những món ăn chế biến từ dê núi đã không còn lạ lẫm với những người sành ăn đặc sản rừng. Dê núi ngon nhất là ở Ninh Bình. Cũng không hiểu tại sao dê núi Ninh Bình lại ngon hơn những vùng khác nên bên chúng tôi đã thử tìm hiểu và phát hiện ra rằng tại Ninh Bình do địa hình chủ yếu là núi đá, có nhiều loại cây cối mọc trên những triền núi và dê khi nuôi thường được thả cho tự kiếm ăn trên những triền núi nên thịt săn chắc và rất thơm ngon.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn sở hữu những nhân tố đặc biệt đủ để làm cho những món ăn chế biến từ dê núi có hương vị thơm ngon vượt trội như rượu Kim Sơn, cơm cháy và các loại rau. Ngoài ra ở Ninh Bình còn có một nghề mà phải nói là nghề gia truyền là chế biến thịt dê nên những món ăn ở đây sẽ thơm ngon hơn so với những vùng khác.
Cũng như thịt lợn mán thì thịt dê núi Ninh Bình cũng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau rất hấp dẫn. Những món ăn phổ biến nhất của thịt dê có thể kể đến là lẩu dê, dê áp chảo, dê xào lăn, nầm dê nướng, tái dê, dê hấp. Thịt dê sau khi rửa sạch được tẩm ướp gia vị vừa ngấm, sau đó mang đi chế biến. Bảo đảm thịt dê núi Ninh Bình khi ăn sẽ rất khó quên vì miếng thịt mềm, ngọt và thơm.
Đặc sản kỳ tôm
Kỳ tôm còn gọi là rồng đất, là loài bò sát cùng họ với kỳ đà nhưng nhỏ hơn, có vây và rất hiền. Kỳ tôm có nhiều ở đồi núi, sông suối ao hồ. Nó cũng nằm trong danh sách một trong những món ăn đặc sản rừng mà “dân nhậu” rất mê. Hiện nay, món ăn này cũng khá khan hiếm vì nguồn hàng cung cấp chưa nhiều.
Nói về các món ăn chế biến từ kỳ tôm thì cũng có nhiều lắm như nướng, xào lăn, băm nhuyễn làm chả hoặc xào sả ớt. Nhưng có lẽ món ăn mà dân nhậu ghiền nhất là món kỳ tôm nướng muối ớt.
Để chế biến được món ăn này cũng mất khá nhiều công sức, kỳ tôm mua về đem bỏ đầu lột da và bỏ ruột. Sau đó rửa sạch với nước, có thể để nguyên con hoặc chặt thành từng khúc nhỏ rồi mang đi ướp với muối ớt để cho ngấm. Chuẩn bị một bếp than đỏ lửa để nướng kỳ tôm. Trong khi nướng chờ cho kỳ tôm có màu vàng đều, bốc mùi thơm nức mũi là dùng được.
Kỳ tôm nướng ăn chung với muối ớt có để xíu chanh dùng kèm rau thơm là nhất. Thịt kỳ tôm vừa dai, thơm lại vừa ngọt ngọt mang hương vị đặc trưng riêng. Xương kỳ tôm rất mềm, nhai trong miệng nghe cũng “đã” nữa. Cái món này mà cho mấy ông nhậu thì ngon phải biết, nhưng sẽ hơi tốn vì món này ăn hoài không biết ngán.
Đặc sản thịt nhím
Nhím là loại động vật thuộc bộ gặm nhấm, đây cũng là một trong những đặc sản rừng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, món ăn này không xuất hiện đại trà trong các nhà hàng quán ăn mà chỉ có bán ở những nơi chuyên về đặc sản rừng.
Nhím có ưu điểm là thịt nạc, chắc, không có mỡ, phần da dày nhưng giòn nên khi ăn thường không có ngán và dù chế biến theo cách nào thì món thịt nhím vẫn rất đưa miệng. Các món ăn chế biến từ thịt nhím rất phong phú như nướng, hấp, rang muối, xào lăn, hầm. Nhưng trên hết món ăn được nhiều người thích nhất là thịt nhím hấp cuốn lá lốt.
Thịt nhím sau khi sơ chế sạch sẽ mang đi ướp gia vị kĩ lưỡng, rồi mang đi hấp. Món này ăn kèm với lá lốt, bánh đa, dưa chuột, dứa, gừng, rau thơm. Thịt nhím sau khi hấp có mùi thơm, hơi dai dai, giòn và đậm đà, cuộn chung với những món ăn kèm sẽ tạo nên một mùi vị hoàn hảo. Vị thơm ngọt dai giòn của thịt nhím kết hợp với vị cay mát từ lá lốt dưa chuột sẽ mang đến cho thực khách những ấn tượng khó quên của món ăn. Ngoài ra nước xì dầu đậm đặc dậy mùi thơm dùng làm nước chấm góp phần làm nên điểm 10 cho món ăn.
Nếu bạn có dịp đến với vùng đất Ba Vì có thể ghé thăm Nhà Hàng Lá Cọ để thưởng thức những món đặc sản rừng ngon nhất với chất lượng tốt nhất.