Dưới đây là những điều bạn phải biết khi ăn khoai tây để không gây hại cho sức khỏe cả gia đình!
Ăn thường xuyên – thậm chí quá nhiều
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khoai tây là một trong những nguyên nhân gay tăng huyết áp, nên ăn khoai tây quá nhiều thật sự không có lợi cho những người có tiền sử mắc bệnh huyết áo cao. Và cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia cho thấy rằng khoai tây chiên gây nguy cơ tăng huyết áp hơn so với khoai tây hầm hoặc nướng.
Việc ăn khoai tây quá nhiều ảnh hưởng đến huyết áp thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, mặc dù nghiên cứu cho thấy nó ảnh hưởng đến cả 2 giới. Các nhà nghiên cứu dựa trên những phát hiện của họ về việc kiểm tra hơn 187.000 nam giới và phụ nữ trong ba nghiên cứu lớn ở Mỹ. Và họ đã so sánh sức khỏe của những người đã ăn khoai tây nhiều hơn 4 lần một tuần với những người đã ăn như vậy nhưng trong một tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ăn quá nhiều khoai tây đều đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Và các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng nếu bạn thay thế khoai tây bằng các loại rau khác, không chứa tinh bột – bạn sẽ làm giảm 7% nguy cơ bệnh tim.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khoai tây là một trong những nguyên nhân gay tăng huyết áp, nên ăn khoai tây quá nhiều thật sự không có lợi cho những người có tiền sử mắc bệnh huyết áo cao. Và cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia cho thấy rằng khoai tây chiên gây nguy cơ tăng huyết áp hơn so với khoai tây hầm hoặc nướng. Việc ăn khoai tây quá nhiều ảnh hưởng đến huyết áp thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, mặc dù nghiên cứu cho thấy nó ảnh hưởng đến cả 2 giới.
Các nhà nghiên cứu dựa trên những phát hiện của họ về việc kiểm tra hơn 187.000 nam giới và phụ nữ trong ba nghiên cứu lớn ở Mỹ. Và họ đã so sánh sức khỏe của những người đã ăn khoai tây nhiều hơn 4 lần một tuần với những người đã ăn như vậy nhưng trong một tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ăn quá nhiều khoai tây đều đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Và các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng nếu bạn thay thế khoai tây bằng các loại rau khác, không chứa tinh bột – bạn sẽ làm giảm 7% nguy cơ bệnh tim.
Lưu ý khi ăn khoai tây
Không ăn khoai đã hỏng
Các loại khoai đều dễ bị hà hay hư hại. Và những củ khoai đã hỏng cũng thường có mùi hăng đặc trưng. Bởi thế, nếu bạn phát hiện ra khoai đã hỏng thì bạn không nên tiếc mà nên bỏ đi.
Tránh chọn những củ khoai tây da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm vì đây là những củ đã để lâu và bị héo, ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.
Bạn cũng không nên chọn những củ khoai tây có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước. Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên mua vì nó sẽ nhanh bị thối và lây sang các củ lành khác.
Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ khiến món ăn mất đi tính thẩm mỹ cần thiết. Không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.
Không bảo quản khoai tây ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời
Khoai tây cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp với ánh nắng mặt trời lớp vỏ rất dễ bị chuyển sang màu xanh. Nếu khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5ºC sẽ cho vị ngọt đậm đà hơn, tuy nhiên màu của chúng sau khi bạn nấu xong cũng sẽ đậm hơn so với màu những củ khoai được bảo quản ở nhiệt độ thường.